8 bí quyết giúp lái xe không bị đau lưng

Tình trạng đau mỏi lưng, cổ thường hay gặp ở nhiều lái xe, đặc biệt là những lái xe đường dài. Vậy để cải thiện trải nghiệm lái lẫn sức khỏa, các bác tài hay thử áp dụng 8 bí quyết giúp lái xe không bị đau lưng, mỏi cổ nhiều bác tài đã áp dụng và thành công sau:

Điều chỉnh tư thế ngồi

Tư thế ngồi ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm khi lái xe. Vì vậy, nếu như đang gặp tình trạng đau mỏi lưng, cổ các bái tài hãy xem và điều chỉnh lại tư thế ngồi của mình sao cho phần mông và lưng vuông góc, lưng và cột sống cùng nằm trên một đường thẳng đồng thời luôn giữ ngực thẳng, ngồi sát vào ghế và đảm bảo thành ghế tiếp xúc với lưng nhiều nhất có thể, cằm hơi cúi về phía trước, tránh nghiêng về một phía quá lâu.

Khi lái xe đường dài, ngoài việc dừng lại nghỉ ngơi thì trong quá trình lái các bác tài cũng nên thay đổi tư thế, cử động để cơ bắp vùng vai gáy được thi giãn chốc lát.

Điều chỉnh khoảng cách ghế

Khoảng cách giữa ghế và vô lăng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự thoải mái, sức khỏa và an toàn của tài xế. Tùy vào sải tay, chiều dài chân mà tài xế cần lựa chọn khoảng cách ghế phù hợp. Theo chia sẻ, tư thế mang lại cảm giác lái thoải mái nhất là khi tài xế ngồi dựa hẳn vào lưng ghế, sau đó điều chỉnh khoảng cách sao cho khi lúc đạp pedal đầu gối hơi gập ở góc khoảng 120 độ, hai tay hơi co khi cầm vô lăng chứ không duỗi thẳng cứng nhắc (Vị trí vô lăng như vậy cũng sẽ giảm thiểu nguy cơ tổn thương nặng khi xảy ra va chạm).

Điều chỉnh vị trí đặt chân

Nhiều lái xe thường có thói quen đặt ban chân trái dưới bàn đạt côn hoặc vuông góc với sàn xe. Điều này ảnh hưởng đến thao tác trên xe cũng như làm cho tư thế lái không vững dẫn đến đau lưng mỏi cổ. Các bác tài nên đặt chân trái ở vị trí giá đỡ được thiết kế trên xe, với những xe không có chi tiết này bạn nên tự điều chỉnh vị trí bàn chân trái ở tư thế bàn chân hơi dốc lên song song với bàn đạp côn và đảm bảo đoạn đường từ vị trí đặt bàn chân đến vị trí bàn đạp côn là gần nhất.

Điều chỉnh gương

Trong quá trình lái xe, các bác tài thường xuyên phải quan sát gương chiếu hậu. Vì vậy, sau khi điều chỉnh vị trí ngồi phù hợp bạn hãy thực hiện điều chỉnh gương chiếu hậu sao cho có được góc quan sát tốt nhất mà không phải vặn cổ quá mức.

Thắt dây an toàn

Một bộ phận tài xế nước ta đang khá xem thường việc thắt dây an toàn. Trên thực tế dây an toàn không chỉ bảo vệ bạn khi xảy ra tai nạn, những tư thế bạn điều chỉnh sẽ được duy trì tốt hơn nếu có sự kết nối với dây an toàn. Chính vì thế, bạn nên tạo cho mình thói quen thắt dây an toàn ngay sau khi hoàn tất công việc chỉnh ghế, chỉnh gương chiếu hậu.

Nghỉ giải lao thường xuyên

Theo kinh nghiệm của các bài tài, việc ngồi yên tại một vị trí quá lâu sẽ gây ra tình trạng giảm lưu lượng máu và hạn chế việc oxy cung cấp cho cơ bắp. Do đó tài xế nên dừng lại nghỉ ngơi vận động thư giãn ít nhất hai đến ba giờ một lần.

Bảo dưỡng xe thường xuyên

Bảo dưỡng, kiểm tra xe thường xuyên không chỉ giúp tăng tuổi thọ của xe. Việc bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp mang lại cảm giác lái thoải mái và êm ái tối đa. Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên sẽ đảm bảo sự êm ái, giảm lực tác động bởi những rung lắc khi xe chạy qua cung đường xấu.

Một lưu ý nhỏ dành cho các bài tài chính là không nên chưa đồ ở túi quần sau. Ngay cả những vật dụng nhỏ cũng có thể gây ra sự mất cân bằng trong liên kết của cột sống và dẫn đến các điểm áp lực gây đau lưng.

Mong rằng những bí quyết giúp lái xe không bị đau lưng được Hyundai Vĩnh Yên tổng hợp chia sẻ trên đây sẽ một phần nào đóng góp vào hành trình an toàn hơn của bạn. Chúc các bạn luôn thật nhiều sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Ý nghĩa ký hiệu đèn cảnh báo trên bảng điều khiển xe ô tô

8 dấu hiệu cảnh báo phanh xe ô tô cần được kiểm tra ngay

(Nguồn ảnh: Internet)

Tác giả: Marketing Hyundai Vĩnh Yên