Tuổi thọ các bộ phận xe ô tô

Để có thể chủ động bảo dưỡng, thay thế kịp thời các bộ phận trên xe ô tô nhằm đảm bảo an toàn khi lái xe, các chủ xe nên biết một số mốc tuổi thọ các bộ phận trên xe sau:

Tuổi thọ của các bộ phận xe ô tô

Những linh kiện, chi tiết ô tô được sắp xếp và lắp đặt chính xác để tạo ra một chỉnh thể hoàn chỉnh. Chính vì vậy để đảm bảo khả năng vận hành trơn tru, bền bỉ và an toàn từng linh kiện phải được đảm bảo luôn trong tình trạng tốt nhất.

Bảng thống kê tuổi thọ trung bình của các bộ phận ô tô dưới đây sẽ giúp tài xế nắm được mốc thời gian và bố trí thời gian bảo dưỡng, thay thế tốt hơn:

5 bộ phận dễ hỏng trên xe ô tô

Dưới tác động tiêu cực từ môi trường nhưn nắng nóng, khói bụi, …. tuổi thọ của một số bộ phận của ô tô cũng giảm đi nhanh chóng. Vậy hãy cùng Hyundai Vĩnh Yên điểm qua 5 bộ phận “yếu” nhất trên xe ô tô và cách bảo vệ, kéo dài tuổi thọ của chúng.

Hệ thống đèn xe

Đèn có chức năng chiếu sáng, phát tín hiệu cảnh báo giúp các xe khác nhận diện ra xe của bạn. Sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của nắng mưa hệ thống đèn thường bị mờ hoặc không sáng. Ngoài ra tình trạng nguồn điện không ổn định hay hiệu điện thế của ắc quy vượt quá giới hạn hiệu điện thế của bóng cũng có thể khiến đèn xe bị cháy, hư hỏng.

Để kéo dài tuổi thọ của đèn xe, chủ xe nên đưa xe đi kiểm tra hệ thống đèn theo lộ trình 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện dấu hiệu hư hỏng. Ngoài ra, trong quá trình vận hạnh khi xe chạy vào đoạn đường xấu khiến xe bị xóc, các bài tài nên giảm tốc độ để giảm thiểu tác động xấu lên các thiết bị trên xe.

Phanh xe

Phần lớn phanh xe gặp vấn đề hay hư hỏng là do má phanh bị mòn nhiều, bị trơ hoặc thiếu dấu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị rò rỉ. Chúng ta không nên để đến khi không thể phanh xe mới nghĩ đến việc kiểm tra, thay thế chi tiết này.

Phanh là bộ phận quan trọng đảm bảo an toàn khi lưu thông. Vì vậy đảm bảo phanh hoạt động tốt, các bác tài cần kiểm tra bảo dưỡng phanh xe định kỳ sau ít nhất 20.000km hoặc trước những hành trình dài hay đoạn đường đèo dốc.

Hệ thống cần gạt nước mưa

Cần gạt mưa giúp làm sạch kính, loại bỏ nước mưa tăng tầm nhịn. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng lưỡi gạt mưa được làm từ cao su sau quá trình chịu tác động từ môi trường, ma sát bị mòn và xuống cấp làm giảm hiệu quả hoạt động.

Theo các chuyên gia, tài xế nên kiểm tra và thay lưỡi gạt mưa sau 12 – 18 tháng, thời gian này bị rút ngắn hơn trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều như nước ta, lưỡi gạt mưa cao su dễ dàng xảy ra hiện tượng lão hóa và nhanh hư hơn.

Lọc gió động cơ

Đây là bộ phận chịu trách nhiệm loại bỏ bụi bẩn trước khi không khí đi vào động cơ. Chính vị vậy bộ phận này thường xuyên bị bám bụi bẩn và ảnh hưởng đến khả năng lọc gió động cơ. Khi không đủ không khí vào động cơ sẽ dẫn đến tình trạng hao xăng, tăng mức tiêu hao nhiên liệu, động cơ xe cũng hoạt động không ổn định, phát ra những âm thanh khó chịu.

Đối với lọc gió động cơ, chủ xe nêu kiểm tra và bảo dưỡng thay thế sau mỗi 20.000km hoặc 1 năm/ lần. Tuy nhiên, với những xe thường xuyên phải di chuyển trong môi trường bụi bẩn thời gian kiểm tra cần được rút ngắn hơn để đảm bảo động cơ hoạt động tốt nhất.

Lốp xe

Nổ lốp xe là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông, Tình trạng nổ lốp xảy ra có thể do lốp ô tô quá mòn hoặc cũ khiến cho khả năng chịu tải trọng xe của bộ phận này vượt quá giới hạn.

Vì vậy, để để tránh nổ lốp xe, chúng ta nên sử dụng lốp chất lượng và phù hợp với kích thước mâm xe. Sau 1 năm sử dụng, các bác tài cần kiểm tra lốp định kỳ và bảo dưỡng, thay thế mới. Ngoài ra, trước khi bắt đầu một hành trình dài, chủ xe nên đo áp suất và giữ lốp ở mức phù hợp với nhiệt độ nhằm tránh nổ lốp.

Hyundai Vĩnh Yên kính chúc quý khách hàng vạn dặm bình an!

Có thể bạn quan tâm:

Kỹ Thuật Đảo Lốp Xe Ô Tô Chuyên Nghiệp

8 bí quyết giúp lái xe không bị đau lưng

Bao lâu nên thay cần gạt mua ô tô – Cách thay lưỡi gạt mưa ô tô đúng cách