Cách xử lý an toàn khi xe ô tô mất phanh

Xe ô tô bị mất phanh thực sự là cơn ác mộng đối với mọi tài xế, đặc biệt là khi lưu thông trên đường đèo dốc. Khi không may rơi vào trường hợp này, cách tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại và nguy hiểm chính là phải giữ bình tĩnh.

Nguyên nhân xe ô tô bị mất phanh

Để hạn chế tối đa trường hợp rủi có thể xảy ra, trước hết các tài xế cần nắm được nguyên nhân dẫn đến việc xe ô tô mất phanh. Khi xác định được nguyên nhân, các tài xế có thể chủ động trong việc phòng tránh hiệu quả.

Rà phanh liên tục trên đường dốc

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trường hợp ô tô mất thắng chính là việc tài xế thiếu kinh nghiệm đi đường đèo dốc liên tục rà phanh trên những cung đường đèo dốc.

Xe ô tô bị mất phanh
Xe ô tô bị mất phanh

Việc tài xế rà phanh liên tục khiến đĩa phanh và má phanh ma sát sản sinh ra lượng nhiệt cực lớn khiến dầu phanh bị sôi gây mất áp lực hoặc thậm chí là cháy má phanh vô cùng nguy hiểm vì có cố gắng đạp phanh lúc này cũng hoàn toàn vô dụng. Vì vậy, khi đổ đèo dài các tài xế nên dừng tại các trạm nghỉ, dội nước giảm nhiệt lượng cho phanh giảm thiểu sự cố không may.

Rò rỉ dầu phanh

Dù rất hy hữu vì đường ống dẫu dầu trên xe ô tô thường có cấu tạo chắc chắn và chịu được áp lực cao. Nhưng sau thời gian dài sử dụng đường ống dẫn dầu vẫn có thể bị nứt vỡ dẫn đến xe mấy phanh do hiện tượng mất áp suất dầu. Do vậy, trong quá trình sử dụng các tài xế nên thường xuyên kiểm tra và bảo trì bộ phận này.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS bị lỗi

ABS (Anti-lock Brake System) là hệ thống hỗ trợ chống bó cứng phanh được trang bị trên hầu hết các dòng xe hiện đại để đảm bảo an toàn trong quá trình điều khiển xe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bộ điều khiển hệ thống cũng có thể bị lỗi.

Nguyên nhân thường do chất bẩn, cặn bẩn trong dầu phanh bám vào bộ điều khiển, ngăn cản van nạp – xả thực hiện thao tác đóng mở và khiến ô tô mất phanh. Do đó khi kiểm tra, bảo dưỡng xe định kỳ, bạn cũng nên yêu cầu kiểm tra cả hệ thống bó cứng phanh để kịp thời phát hiện và khắc phục lỗi.

Cách xử lý khi xe ô tô bị mất phanh

Giữ bình tĩnh

Xe ô tô bị mất phanh là tình huống vô cùng nguy hiểm và khó xử lý ngay cả với những tài xế giàu kinh nghiệm. Khi bị mất phanh, tốc độ xe nhanh chóng tăng nhanh, mất kiểm soát khiến nhiều tài xế mất bình tĩnh. Khi ô tô bị mất thắng, tài xế hãy cố gắng giữ bình tĩnh vì chỉ có bình tĩnh mới có thể xử lý tình huống và cũng là tác nhân chủ yếu quyết định việc bạn có may mắn sống sót thoát khỏi hiểm cảnh.

Không tắt máy

Tắt máy không những không giúp ích gì trong trường hợp này mà còn khiến bạn gặp nguy hiểm hơn. Khi tắt máy, đồng nghĩa với việc tắt trợ lực vô-lăng khiến việc điều khiển hướng xe trở nên khó khăn gấp vạn lần. Đồng thời khi tắt máy, xe sẽ mất độ hãm của động cơ khiến xe lao theo quán tính lớn.

Kéo phanh tay

Xe số sàn

Với xe số sàn do bạn không thể về lại số nhỏ khi đang di chuyển ở tốc độ quá cao, nên hãy kéo phanh tay với lực vừa phải để tránh bị khóa bánh sau, khi tốc độ đã giảm bạn thực hiện đạp côn và ra số N. Lưu ý, lúc này vận tốc của xe sẽ bất ngờ vọt lên vì vậy bạn phải thực hiện thao tác nhanh chóng và chính xác. Sau khi về số N, thực hiện ngay việc đạp ga để động cơ đồng tốc với tốc độ, đạp côn hết hành trình và về số 2. Tiếp tục đạp côn, để dồn về số 1 tăng tối đa lực hãm của động cơ.

Khi xe đã về số 1, thường lúc này tốc độ xe đã khá chậm, bạn có thể cho xe sát vào lề và kéo mạnh phanh tay để xe dừng lại.

Xe số tự động

Một số dòng xe số tự động thiết lập mặc định tốc độ quá cao thì hộp số sẽ tự nhảy số nên bạn sẽ gặp khó khăn khi muốn trả về số nhỏ. Trong trường hợp này, bạn hãy kéo nhẹ phanh tay kết hợp với đánh tay lái qua lại để kích hoạt hệ thống cân bằng điện tử EBD giúp giảm tốc độ xe.

Giảm tốc độ trường hợp xấu nhất

Trong trường hợp xấu nhất khi bạn đã áp dụng cách giảm tốc thông qua phanh tay vẫn không hiệu quả, hãy chủ động hy sinh vật chất để hạn chế thấp nhất nguy cơ mất an toàn tính mạnh. Hãy thử vận may của bạn bằng cách áp xe vào những vật cản ven đường như dải phân cách, cây bụi, bãi cát, bãi sỏi hoặc thậm chí là đuôi xe đi trước.

Hãy chủ động bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ để giảm thiểu nguy cơ xe ô tô mất phanh!

Có thể bạn quan tâm:

8 dấu hiệu cảnh báo phanh xe ô tô cần được kiểm tra ngay

Ý nghĩa ký hiệu đèn cảnh báo trên bảng điều khiển xe ô tô

Kinh nghiệm lái xe số sàn dễ dàng nhất

Kinh nghiệm lái xe số tự động lên đèo, xuống dốc