Những hạng mục cần thay thế, bảo dưỡng định kỳ theo số Km xe ô tô

Để đảm bảo độ bền, khả năng hoạt động ổn định và đặc biệt là an toàn thì việc bảo dưỡng, thay thế phụ tùng và các vật tư trên xe ô tô theo định kỳ là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, Hyundai Vĩnh Yên sẽ liệt kê Những hạng mục cần thay thế, bảo dưỡng định kỳ theo số Km xe ô tô để anh chị tiện tham khảo và lưu ý.

Bảo dưỡng, thay thế phụ tùng ô tô sau 5000 km

Thông thường sau khi ô tô mới đã đi được 5000km bạn nên thực hiện bảo dưỡng xe lần đầu tiên, đây cũng là số Km hầu hết các hãng xe khuyên khách hàng nên thực hiện việc bảo dưỡng để đảm bảo độ bền của các hệ thống. Trong lần bảo dưỡng đầu, các hãng mục được thực hiện bao gồm thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa.

Khi xe đạt 5000km đầu tiên bạn nên thay dầu máy vì xe mới nên khi vận hành, dầu xe có thể lẫn vụn kim loại. Sau đó nếu xe không thường xuyên phải vận hành trong những điều kiện khắc nghiệt, bạn không bắt buộc phải thay dầu máy mỗi 5000km mà có thể chọn mốc 10.000km. Để đảm bảo an toàn, bạn nên nhờ kỹ thuật viên kiểm tra mực dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa kính, … và châm thêm nếu thiếu hut.

Bảo dưỡng, thay thế phụ tùng ô tô sau 15.000km

Khi xe đạt mốc 15.000km ngoài thay dầu lần 2, bạn cũng cần thay luôn lọc dầu. Lọc dầu có nhiệm vụ giữ lại các loại cặn bẩn, giúp động cơ được bôi trơn với dầu sạch và luôn hoạt động tốt. Vì vậy các chuyên gia thường xuyên bác tài nên thay lọc dầu mỗi 10.000km cùng lúc với khi thay dầu.

Ngoài ra khi xe đã đi được 15.000km bạn cũng cần kiểm tra và đảo lốp nếu cần thiết. Sau đó tiếp tục đảo lốp sau mỗi 10.000km.

Khi xe đạt 30.000km

Theo tính toán và thực tế cho thấy, sau mỗi 30.000km lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ bị dơ và nghẹt ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành của động cơ cũng như sức khỏe của bạn. Vì vậy để động cơ hoạt động êm ái, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ sức khỏe bạn nên định kỳ thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sau mỗi 30.000km

Sau 40.000km

Sau mỗi 40.000km, công việc bạn cần làn khi đi bảo dưỡng cho chiếc xe của mình chính là thay lọc nhiên liệu, thay dầu hộp số, dầu vi sai, dầu trợ lực, dây cua roa, dung dịch làm mát, dầu phanh và dầu li hợp.

Cũng giống như động cơ, việc thay dầu định kỳ giúp cho hộp số và bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm dịu, đảm bảo khả năng vận hành tốt của xe.

Sau một thời gian hoạt động, lọc nhiên liệu sẽ bị dơ do cặn bẩn và tạp chất. Vì vậy để tránh tình trạng lọc bị nghẹt ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu, sau mỗi 40.000km bạn cần thay thế lọc nhiên liệu định kỳ.

Dầu phanh và dầu ly hợp sau thời gian dài sử dụng có thể lẫn hơi ẩm làm giảm khả năng chống ăn mòn của dầu phanh và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống phanh. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng dầu, áp suất thủy lực trong hệ thống, giúp hệ thống phanh và ly hợp làm việc tốt nhất bạn cần thay thế dầu phanh và dầu thủy lực định kỳ sau 40.000km.

Để đảm bảo khả năng bôi trơn của dầu trợ lực, giúp hệ thống trợ lực hoạt động êm ái, đánh lái nhẹ nhàng bạn nên thay dầu trợ lực mới sau mỗi 40.000km.

Kiểm tra và thay thế dây curoa sau mỗi 40.000km

Dây curoa truyền động sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị chai, nứt làm giảm khả năng ma sát, bị trượt trong quá trình làm việc và ảnh hưởng đến hiệu suất truyền động của động cơ. Để đảm bảo hệ thống truyền động luôn làm việc ổn định và hiệu quả cao, các chuyên gia khuyến cáo cứ sau 40.000km xe cần được thay thế dây curoa.

Bảo dưỡng định kỳ 100.000km

Sau thời gian dài hoạt động, nước làm mát động cơ có thể bị đóng cặn và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hệ thống làm mát. Khi đi bảo dưỡng định kỳ 100.000km xe cần được sục két nước và thay thế toàn bộ nước làm mát.

Thay nước làm mát sau mỗi 100.000km

Định kỳ sau mỗi 100.000km đây cũng là thời điểm xe ô tô của bạn cần được thay thế một số bộ phận như bugi, má phanh…

Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn

Ngoài các bộ phận cần kiểm tra, thay thế định kỳ theo số Km. Còn một số những bộ phận, hệ thống khác trên xe cũng cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chiếc xe của bạn luôn trong trạng thái tốt nhất. Các bộ phần bạn cần thực hiện kiểm tra thường xuyên bao gồm: Hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống chiếu sáng, đèn cảnh báo táp lô, lốp xe, ắc quy,…

Kiểm tra hệ thống phanh để đảm bảo an toàn

Hệ thống phanh: Kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, độ mòn má phanh, guốc phanh, tiếng kêu khi phanh, ống dầu phanh.

Kiểm tra hệ thống treo: kiểm tra tình trạng giảm chấn (phuộc), lò xo, cao su, ….được lắp ráp chắc chắn, không rơ lỏng

Kiểm tra hệ thống chiếu sáng: Bạn thực hiện kiểm tra bằng cách bật tắt công tắc điều khiển đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên xe của bạn và kiểm tra bằng mắt xem tất cả các đèn đều hoạt động bình thường hay không.

Kiểm tra các đèn cảnh báo trên đồng hồ táp lô: Khi bật công tắc máy, tất cả các đèn báo phải sáng hết sau đó 30-60 giây, các đèn sẽ tắt từ từ tùy theo đèn của hệ thống nào và khi bạn nổ máy thì tất cả các đèn cảnh báo này phải tắt hết. Nếu còn đèn báo của hệ thống nào sáng, chứng tỏ hệ thống đó trên xe của bạn gặp trục trặc.

Kiểm tra áp suất lốp tiêu chuẩn định kỳ mỗi tháng một lần, kiểm tra độ mòn trên lốp, áp suất lốp, … để đảm bảo an toàn trên mọi hành trình tương lai.

Bình ắc quy: Bạn cần kiểm tra ắc quy thường xuyên mỗi tháng một lần hoặc trước mỗi lần sử dụng xe. Đảm bảo các cọc bình luôn sạch sẽ và được xiết chặt. Đối với ắc quy có dung dịch cần đảm bảo mức dung dịch đúng tiêu chuẩn.

Từng chi tiết nhỏ sẽ đảm bảo bạn luôn có được hành trình an toàn. Vì vậy hãy chú ý thực hiện bảo dưỡng, thay thế định kỳ cho “người bạn” đồng hành của bạn.

Có thể bạn quan tâm: 

Tác hại khôn lường từ phụ tùng ô tô giả